Nghiên cứu tập tính sinh sản của chim cánh cụt
Chim cánh cụt là loài sinh vật đáng kinh ngạc. Họ Chim cánh cụt gồm khoảng 18 loài chim phân bố khắp bán cầu Nam, sinh sống trên cả đất liền và biển cả, đóng vai trò không thể thiếu trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên đất liền và đại dương. Thực tế đã chứng minh rằng, sức khỏe của chim cánh cụt đồng nghĩa với sức khỏe của đại dương.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn đối với quần thể chim cánh cụt. TechGenVN đã tìm hiểu và được biết, cứ mỗi mùa hè Nam Cực (khoảng từ tháng 10 đến tháng 2), các nhà khoa học lại đổ xô đến sa mạc băng tuyết ở Nam Cực để nghiên cứu chim cánh cụt và xác định xem có mối tương quan nào giữa biến động quần thể và sự suy giảm theo mùa đóng băng của biển.
Trước đây, phương pháp tiêu chuẩn là gắn thẻ thủ công cho từng cá thể chim cánh cụt. Máy bay trực thăng thì quá ồn ào và gây hỗn loạn, ngay cả khi bỏ qua chi phí đắt đỏ của chúng. Và dữ liệu có giá trị thực sự không thể thu thập được nếu bay dưới độ cao cho phép. Vì vậy, các nhà sinh vật học không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự mình đến từng đàn chim cánh cụt, gắn thẻ cho một số lượng chim bằng tay và quay lại mỗi năm tiếp theo để xác định vị trí càng nhiều chim càng tốt.
Tất cả đã thay đổi vào năm 2017 khi máy bay không người lái DJI xuất hiện. Khảo sát bằng máy bay không người lái bắt đầu ghi lại hình ảnh các đàn chim cánh cụt trải rộng trên 2 km vuông, với số lượng lên đến 300.000 cặp chim làm tổ, chỉ trong 2 ngày. Đến năm 2020, thời gian đó đã được rút ngắn hơn nữa, chỉ còn 3 giờ, nhờ vào thuật toán đường bay mới cho phép bay tự động của nhiều máy bay không người lái.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các thuật toán mới có khả năng học hỏi để tự động phát hiện và phân loại chim cánh cụt trong dữ liệu khổng lồ có độ phân giải cao từ máy bay không người lái. Và kỹ thuật tương tự có thể được áp dụng ở bất kỳ nơi nào cần thu thập dữ liệu trên không chính xác một cách nhanh chóng và hiệu quả, ngay cả trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt.
Phát hiện nơi ở của gấu bắc cực
Gấu bắc cực là biểu tượng của biến đổi khí hậu. Hình ảnh những con gấu bắc cực gầy trơ xương, hoảng sợ bám trụ vào một tảng băng trôi nhỏ đã được các nhà môi trường trên toàn thế giới sử dụng để minh họa tác động của sự nóng lên toàn cầu lên Bắc Cực. Nhưng tầm quan trọng của gấu bắc cực không chỉ dừng lại ở khả năng kích thích phản ứng cảm xúc mạnh mẽ đối với tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Gấu bắc cực là loài đứng đầu chuỗi thức ăn và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của môi trường biển.
Với chỉ 22.000-31.000 cá thể gấu bắc cực còn sót lại trên Trái đất, các nhà khoa học tự nhiên rất quan tâm đến việc theo dõi chặt chẽ quần thể của chúng, đặc biệt là trong mùa ngủ đông, để đánh giá tác động của khủng hoảng khí hậu lên loài này.
Theo truyền thống, các cuộc khảo sát trên không giám sát động vật hoang dã thường được thực hiện bằng các chuyến bay trực thăng tốn kém. Nhưng trong một khu vực mà khi nhìn ra chỉ toàn một biển trắng, việc phát hiện ra hang gấu rộng một mét thường rất khó khăn. Vấn đề còn phức tạp hơn nữa khi n hững con gấu đang mang thai có xu hướng thích sống ở các sườn núi cao hơn của Bắc Cực, nơi biến thành một tấm gương chói lòa khi mặt trời chiếu vào lúc giữa trưa.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu hiện đang sử dụng máy bay không người lái trang bị camera để xác định vị trí các hang của chúng, thường ấm hơn 10-15°C so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Dòng sản phẩm DJI Mavic 2 Enterprise Series có thể chịu được cái lạnh và gió giật an toàn để bay ở khoảng cách không làm ảnh hưởng những chú gấu, như một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện gần đây. Việc sở hữu cả camera nhiệt và camera zoom 30x trên một máy bay không người lái dễ dàng điều khiển không chỉ giúp việc theo dõi gấu bắc cực diễn ra nhanh chóng và an toàn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và nghiên cứu.